Đối tượng (object) trong Javascript

Đối tượng (object) trong Javascript

Như ta biết Javascript không được xếp vào danh sách những ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, tuy nhiên về khách quan mà nói thì bạn hoàn toàn có thể lập trình hướng đối tượng thông qua kiểu dữ liệu Object mà Javascript đã cung cấp. Chi tiết thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Đối tượng (Object) là gì ?

Trong Javascript đối tượng là một khái niệm trừu tượng thể hiện cho một đối tượng cụ thể và nó có sẵn một số đối tượng như Date, Number. Ngoài các đối tượng này thì lập trình viên có thể tự tạo một đối tượng theo ý của mình dựa vào yêu cầu của ứng dụng. Ví dụ mình cần tạo ra một đối tượng chuyên xử lý vấn đề về bình luận cho trang tin tức thì mình sẽ tạo một đối tượng Comment.

Khởi tạo đối tượng

Đấy là về mặt lý thuyết, còn về mặt thực hành thì để tạo một đối tượng bạn sẽ có hai cách sau.

Cách 1: Sử dụng từ khóa new Object()

var Comment = new Object();

Cách 2: Sử dụng từ khóa {}

2. Thuộc tính và phương thức đối tượng

Mỗi đối tượng sẽ có các thuộc tính và phương thức.

Thuộc tính

Thuộc tính là những đặc điểm (có thể hiểu là biến) cần lưu trữ trong đối tượng. Ví dụ với đối tượng Comment thì mình cần các thuộc tính sau.

  • title
  • content
  • fullname
  • email

Lúc này ta có thể khai báo bằng ba cách.

Cách 1: Sử dụng từ khóa new Object()

// Khởi tạo

var Comment = new Object();



// Thêm thuộc tính

Comment.title = '';

Comment.content = '';

Comment.fullname = '';

Comment.email = '';

Cách 2: Sử dụng từ khóa {} và thêm thuộc tính ngay lúc khai báo

// Khởi tạo

var Comment = {

    title : "",

    content : "",

    fullname : "",

    email : ""

};

Cách 3: Sử dụng từ khóa {} và thêm thuộc tính sau đó

// Khởi tạo

var Comment = {};



// Thêm thuộc tính

Comment.title = '';

Comment.content = '';

Comment.fullname = '';

Comment.email = '';

Trong ba cách trên thì mình khuyến khích các bạn nên sử dụng cách thứ hai bởi vì nó mạch lạc và dễ quản lý code hơn.

Phương thức

Phương thức là những hành động (có thể hiểu là hàm) của đối tượng. Ví dụ trong đối tượng Comment thì mình cần hai phương thức là:

  • addComment()
  • validateComment()

Lúc này ta sẽ có ba cách khai báo tương tự như cách khai báo thuộc tính.

Cách 1Sử dụng từ khóa new Object()

// Khởi tạo

var Comment = new Object();



// Thêm phương thức

Comment.addComment = function(){

    // do some thing

};



Comment.validateComment = function(){

    // do some thing

};

Cách 2Sử dụng từ khóa {} và thêm phương thức ngay lúc khai báo

// Khởi tạo

var Comment = {

    addComment : function(){

        // do some thing

    },

    validateComment : function(){

        // do some thing

    }

};

Cách 3Sử dụng từ khóa {} và thêm phương thức sau đó

// Khởi tạo

var Comment = {};



// Thêm phương thức

Comment.addComment = function(){

    // do some thing

};



Comment.validateComment = function(){

    // do some thing

};

Và mình cũng khuyến khích các bạn nên sử dụng cách 2.

Xem danh sách phương thức và thuộc tính

Cách nhanh nhất để xem và debug đối tượng thì bạn nên sử dụng Firebug. Ví dụ đối tượng Comment trên thì khi sử dụng Firebug kết hợp hàm console.log().

3. Thao tác với thuộc tính và phương thức đối tượng

Sau khi tạo xong đối tượng thì ta có hai cách sử dụng căn bản đó là gọi và gán dữ liệu cho thuộc tính và phương thức. Nhưng nếu xem xét mọi khía cạnh thì chúng ta có các thao tác thông thường như sau:

  • Gán giá trị cho thuộc tính
  • Lấy giá trị của thuộc tính
  • Gọi phương thức

Gán giá trị cho thuộc tính

Để gán giá trị cho thuộc tính chúng ta chỉ việc thực hiện bằng cách sử dụng toán tử = giống như cách gán giá trị cho biến.

Comment.title = "Tiêu đề bình luận";

Nhưng nếu bạn gọi từ một hàm trong đối tượng thì bạn có thể sử dụng từ khóa this.

var Comment = {

    title : "",

    addComment : function(){

        this.title = "Tiêu đề bình luận";

    }

};

Lấy giá trị của thuộc tính

Để lấy giá trị thuộc tính thì ta làm tương tự như thao tác với biến.

var title = Comment.title;

Nếu gọi từ một hàm trong đối tượng thì bạn có thể sử dụng từ khóa this.

var Comment = {

    title : "",

    addComment : function(){

        var title = this.title;

    }

};

Gọi phương thức

Tương tự như thuộc tính chúng ta gọi bình thường.

Gọi trong hàm của đối tượng.

var Comment = {

    title : "",

    addComment : function(){

        this.validateComment();

    },

    validateComment : function(){

        // do some thing

    }

};

4. Mảng chứa đôi tượng – đối tượng chứa đối tượng

Mỗi đối tượng (object) trong Javascript có thể chứa các đối tượng khác hoặc một mảng có thể chứa các đối tượng.

Đối tượng chứa đối tượng

Ví dụ 1: Gom các thuộc tính của Comment vào một đối tượng Info.

var Comment = {

    info : {

        title : "",

        content : "",

        email : "",

        fullname : ""

    }

};

Ví dụ 2: Gom các phương thức (hàm) của Comment vào đối tượng func.

var Comment = {

    func : {

        addComment : function(){

            // Something

        },

        validateComment : function(){

            // Something

        }

    },

};

Lúc này để truy xuất tới các thuộc tính và phương thức này ta chỉ việc sử dụng dấu chấm và bổ sung thêm một cấp nữa.

Comment.info.title = "Comment tại truyenmai.com";

Comment.func.addComment();

Mảng chứa đối tượng

Để gán giá trị là một đối tượng vào mảng cũng tương tự như gán các giá trị bình thường khác (xem mảng trong Javascript).

// Đối tượng Comment

var Comment = {

    title   : "",

    content : "",

    email   : "",

    fullname : ""

};



// Khởi tạo mảng

var Comments = [];



// Gán giá trị cho phần tử mảng

Comments[0] = Comment;



// Gọi tới thuộc tính

Comments[0].title = "Tiêu đề bình luận";

alert(Comments[0].title);

Hoặc

// Khởi tạo mảng

var Comment = [{

    title   : "",

    content : "",

    email   : "",

    fullname : ""  

}];



// Sử dụng

Comment[0].title = "Tiêu đề bình luận";

alert(Comment[0].title);

5. Lời kết

Nói về đối tượng trong Javascript thì rất là nhiều nên mình không thể trình bày trong một bài được, vì vậy bài này mình xin dừng ở đây và ở các bài tiếp theo chúng ta sẽ thực hàm các ví dụ liên quan đến đối tượng tìm hiểu mối liên hệ giữa đối tượng và JSON trong Javascript.

Trong các phần trên thì ở phần 5 là hơi khó hiểu nhất vì nó liên quan tới mảng và có cấu trúc rườm rà. Nhưng bạn đừng lo lắng bởi vì các bài tiếp theo mình sẽ đề cập tới nó cũng khá nhiều.